Độc Lập và Tự Do

05:18 CH @ Chủ Nhật - 25 Tháng Chín, 2016

Độc Lập và Tự Do – hai khái niệm thiêng liêng, cao quý của toàn Nhân Loại, dần đang được hiện thực thuộc về đời sống của mỗi Con Người trưởng thành, trong xã hội văn minh tiến bộ. Tôi viết đối thoại dưới đây như tri ân về Độc Lập và Tự Do, không phải là khái niệm nữa với tư cách thực thể sống, như bậc sinh thành ra chính mình vậy!

Hai Người dáng vẻ ‘Hiệp sĩ thời đại’ gặp nhau trong đời…


Người này cùng chào hỏi người kia: Này Anh tên là gì, mà đi đâu thế ?

Tự Do: Tôi đi đâu mà tôi thích, tôi sống hoàn toàn với bản thân tư tưởng của tôi và vi vu trong Thế giới. Không bị giam hãm bởi các quyết định gì sẵn có, bởi này nọ của ai. Thế còn Anh ?

Độc Lập: Dường như ở tôi có một chút khác là: tôi phải sống bằng chính tôi, định vị mình ở đâu trong Thế giới. Cố gắng tự quyết định mọi điều, kiên định thực hiện dù có ai này nọ.

Tự Do: Tôi vốn không phải nuôi ai, chỉ thuận sống với Thiên nhiên, bay bổng thể hiện bản thân mình, nhưng cũng rất khao khát tìm những người đồng đạo. Tuy cũng vô cùng chật vật để mong được như thế. Thi thoảng song hành được cùng với một hay vài người có vẻ giống mình, nhưng chỉ được một đoạn đường ngắn ngủi.

Độc Lập: Tôi không có bản chất kí sinh, nhưng vốn mang trách nhiệm với bản thân và những người thân thiết của mình. Luôn phải thực hiện khá nhiều nghĩa vụ đó, dù không muốn phiền lụy vào ai, và sức khỏe chỉ vừa phải, và chẳng toàn năng gì cho cam. Nên vẫn bị ràng buộc quan hệ với nhiều người khác, tuy cũng ngắn ngủi nhưng dường như luôn phải thế.

Tự Do: Tôi đã gặp một anh chàng…lúc đầu cả hai thích nhau lắm. Nhưng anh ta bộc lộ tất cả những gì anh ta muốn, thích…nhiều điều phải nói là rất chi khó chịu, nhưng chẳng bận tâm gì đến sở thích, nhu cầu, đặc tính của tôi cả. Tôi có lên tiếng nhắc vài lần thì anh ta phản ứng gay gắt, thế là đành chia tay. Chuyện là thế, nhưng sau tôi tự thấy hoang mang. Tôi muốn giao hòa, nhưng cô đơn…

Độc Lập: Ôi, chuyện thế tôi vẫn thường trải qua. Nói chung phải cố gắng lắm Anh ạ, để những người như thế không bất chấp và lấn át được mình, thậm chí tranh thủ được ủng hộ và trợ giúp của họ. Tôi ngại cưu mang, lại không chịu nổi ai ban phát, ràng buộc, dắt dây mình. Nên thường tìm cách ‘đánh đổi’ những lợi ích sòng phẳng với những người cần cho từng đoạn hành trình của mình.

Tự Do: Thế giới rộng lớn, nhưng dường như cuộc sống nhân sinh trong đó không có chỗ thực cho tôi thì phải, nên bấy lâu liên tục phải đi tìm ý niệm ‘tôi là Vua của những gì mình nghĩ’… như thúc giục bẩm sinh từ trong sâu thẳm tế bào, cũng như luôn bừng lên ở đỉnh thăng hoa của tinh thần…cũng khá mỏi mệt. Nhưng đã đến lúc tôi hiểu điều tôi tìm kiếm không phải là cứ đi mãi như thế.

Độc Lập: Còn tôi thì phải tìm những điều thực cho mình trong cuộc sống nhân sinh, nếu không làm Thế giới rộng lớn tính đến tôi thì cũng chả còn chỗ giành cho tôi nữa. Tôi tìm năng lực tự khẳng định ‘tôi là chủ của những gì mình làm’, khiến người khác tôn trọng. Khi không tạo được sự xứng đáng thì chả còn ai muốn nghe tôi nữa, làm nô lệ thì không nhận được tình thương mà con Trâu còn có được.

Tự Do: Dù sao tôi luôn thương hại những kẻ bị tù túng trong những tư tưởng, khuôn phép, giáo điều của họ, thậm chí của những kẻ khác gán cho… phải ‘hót’ thứ giọng quái lại, phải tâng bốc những điều không thích, phải đi theo những cách thức hắc ám, phải phục dịch những kẻ không ra gì, phải sống một cuộc đời tôi đòi… Tôi không hề ích kỷ đâu mà luôn tìm cánh thổi vào những người khác những tư tưởng ‘được thực hiện, được theo đuổi’ những gì thuộc về chính họ. Và cũng cho họ nhận thức rằng đừng xâm phạm đến quyền tương tự như vậy của mọi người khác. Vì thế tôi không hề chỉ là khát vọng, hơn thế là lý tưởng về hiện thực nhu cầu mạnh mẽ, tất yếu của Nhân loại.

Độc Lập: Có lẽ hơn ai hết, tôi hiểu những nỗi niềm đó của Anh về những kẻ nhược tiểu, yếm thế mà phải thế. Vì tôi đây vốn đã trải qua. Kẻ mạnh luôn muốn mình được hơn và bắt kẻ yếu phải phục dịch, phụ thuộc. Nên tôi cũng phải tạo ra những ‘kỉ cương mới’ với nguyên lý: kẻ mạnh phải thắng, nhưng kẻ yếu được có cơ hội phát triển. Mỗi người phải là một chủ thể sống chủ động của chính họ, càng sớm càng tốt.. Hơn thế tôi phải tìm được vị thế mạnh để xóa bỏ được ‘bao cấp / độc tôn/ độc tài/ độc trị’ thay vào đó là ‘Nhân trị’ nghĩa là từng người phải có năng lực tự quản trị những gì thuộc về họ và tham gia vào quản trị chung với ý thức cao nhất của Con người văn minh tiến bộ.

Tự Do: Nói như triết học, thì Anh như phần ‘thể năng’, tôi như phần ‘thần năng’ của cùng một Con người nhỉ ? Hóa ra bây lâu tôi tưởng tôi là ‘Nhất’ cứ vi vu trên chín tầng mây, lại nhìn thấy hết thế thái nhân tình mà tự phân phân hóa khiến trĩu nặng, lại thêm vì nhân sinh làm lệch lạc mà bị rơi xuống đầm lầy..ở đó hoang vu, chả ai biết đến, thiết tha gì mình…vùng vẫy theo ý mình mà lún dần xuống…Nếu là Anh, nhưng trong đầm lầy như thế thì cũng đáng thương như thế mà thôi.

Độc Lập: Không biết có hẳn thế chăng ? Nhưng tôi cảm được hết những suy nghĩ của Anh. Sự ‘phân hóa’ Anh nói cũng có trong tôi. Dù tôi có nhiều sự ảnh hưởng, có thể đưa ra quyết định chính yếu, nhưng bao nhiêu ràng buộc còn tồn tại, nên rất nhiều điều, dù tôi vùng vẫy cũng không thể thực hiện, không cố theo đuổi cho được! Ôi, nếu một trong hai chúng ta sa cơ vào ‘đầm lầy’ như Anh vừa nói thì hẳn không còn làm ‘chủ của mình’ nói gì đến làm ‘Vua của mình’ ?!

Tự Do: Tôi và Anh tuy hai là một ? Có thể tương tác làm nhau trưởng thành, là ‘Đấng gì đó’ được không Anh ? Tôi có mang năng lực của Anh tôi thêm vĩ đại, Anh sở hữu được tôi Anh thêm tuyệt vời, vai trò khác nhau nhưng bình đẳng phải không ? Tôi độc hành bên cạnh không có ai, thật cô đơn đến thăm thẳm Anh ạ.



Độc Lập: Phải chăng nếu có tôi thì Anh tự tin hơn rất nhiều, nếu có Anh tôi có thể sinh ra Thần Thánh ?! Sẽ nhiều khi chúng ta ai đó trong chúng ta phải tiên phong, nên người này nhún nhường, thông cảm, vì người kia. Bình đẳng sẽ là cùng được tôn trọng về sự chính đáng và hợp lý. Khi một mình tôi cũng là người yếu đuối Anh à…

Tự Do: Bấy lâu tôi luôn nghĩ mình mới có tầm cao giáo huấn, truyền bá tiếng kêu gọi thiêng liêng. Nhưng đối thoại giữa chúng ta, tôi đã ngộ hơn: Anh là người có tư cách thuyết phục, tạo nên những cánh đồng sinh thái. Tôi cảm nhận Anh là Nữ….muốn hành sinh cùng ? Được chăng ?

Độc Lập: Kiếp trước đây, tôi là Vương Nữ Quốc, biệt lập, thanh bình đến gần tuyệt đối. Tên tôi là Độc Lập cũng vì thế! Có một Chân Sư đi qua, tôi đã ngỏ ý muốn nhường lại hết ngôi vị để lấy anh í làm chồng…sống yên ả như muôn gia đình dân thế bình thường… Nhưng anh í bảo rằng, thật ra anh í không được tự í đâu mà còn vì bổn phận ‘thỉnh Đạo’ gì í cho Vua gì í. .nên đi mãi rồi.

Tự Do: Ôi thật cảm động, kiếp trước vị Chân Sư đó chính là tôi đây, vì đã làm tròn bổn mệnh ‘thỉnh Đạo’ cho Hoàng Đế nên mới được tôn vinh, cũng thoát khỏi chiếc ‘mũ kim cô’ nhiều tua rua…của người đời, thỏa chí tư tưởng gần như tuyệt đỉnh. Tên tôi là Tự Do cũng vì thế. Lúc đó tôi đi mà lòng nhớ thương Chị lắm. Tôi đã hiện hữu trước Chị đây! Ta cùng quay trở về…với nhau, trong nhau, một Con người, trong Thế giới…khi cả hai đều tự trải nghiệm, đắc ngộ: hai là một, một mà hai!

Độc Lập: Ôi Anh ơi… vò võ mong ngóng Anh… Từ nay em phó thác theo Anh đấy!

Tự Do: Ôi Em ơi…thăm thẳm thương nhớ Em… Từ nay anh bảo vệ cho Em nghe!

Thế là Hai Người Họ sinh ra con cái cháu chắt sau này…. và hàng tỉ người được nghe những bài quốc ca, những lời hiến pháp tôn vinh Độc Lập và Tự Do…

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thân xác và... tự do

    06/11/2017Bùi Văn Nam SơnTrở lại với quan niệm về con người, ta không thể không nhắc đến René Descartes (1596 – 1650) và Immanuel Kant (1724 – 1804). Ông trước được
    tôn vinh là cha đẻ của triết học hiện đại. Ông sau cũng là một đại triết
    gia, đồng thời là người thực sự khai sinh môn nhân học, tức khoa học về
    con người, theo nghĩa hiện đại...
  • Gạch nối giữa giáo dục và tự do

    30/10/2017Alan PhanCái đòi hỏi của bao tử và hormone rất cần thiết (một người đói dài sẽ bỏ quên mọi thứ khác); nhưng muốn cuộc đời thăng hoa đúng nghĩa, chúng ta cần trí tuệ....
  • Quốc khánh: Đối thoại về Độc lập - Tự do

    30/08/2015Phạm Mạnh Hùng (thực hiện)Nhân dịp kỷ niệm 66 năm Ngày Quốc khánh 2/9, chúng tôi mời ông Nguyễn Trần Bạt đối thoại về chủ đề: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Đây là tiêu ngữ thiêng liêng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt dưới Quốc hiệu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam), từ khi lập nước đến nay...
  • Con người tự do vẫn là ý niệm xa lạ

    03/06/2015Hải Tâm (thực hiện)Quả thật là giới trẻ Việt Nam rất thiệt thòi khi ý niệm về con người tự do vẫn là một điều xa lạ, và xa xỉ, trong xã hội. Cái được nói đến thường xuyên hơn là trách nhiệm công dân.
  • Miền tinh thần tự do

    08/05/2015Cháu muốn quay về trạng thái ngày xưa của cháu, một cậu bé nhà quê mới ra Hà Nội học đại học, đọc sách gì cũng thích, nghe cái gì cũng hay, không có định kiến nên tiếp thu mọi thứ rất nhanh. Bây giờ cháu cảm giác mình không còn độ nhạy như ngày xưa nữa. Cháu muốn tìm đến chú để hỏi khi gặp những bế tắc, những vấn đề trong cuộc sống chú giải quyết thế nào? Chú có cảm thấy có những năng lực tự nhiên mất đi không và chú tìm lại nó như thế nào?
  • Độc lập, và Tự do

    07/05/2015Hoàng Hồng MinhĐộc lập, và tự do, chúng không những phải đi cùng nhau, mà phải
    luôn luôn được chăm chút, được bảo dưỡng, được kiểm nghiệm lại, không
    ngừng, không nghỉ. Chỉ cần một cộng đồng lơ là, tuột tay khỏi chúng, là
    những điều khủng khiếp nhất trong lịch sử lại có thể ngóc đầu trở lại.
    Làm người là một cố gắng bền bỉ, công minh, dứt khoát để gìn giữ và đi
    về được bến bờ của nhân hậu và tự do...
  • J.J. Rousseau: Tự do, giao mà không mất?

    07/10/2014Bùi Văn Nam SơnCon người là tự do. Nhưng xã hội - dưới mắt Rousseau - lại không như thế, bởi đâu đâu con người cũng ở trong xiềng xích và mất tự do. Đó là điều ông không thể chấp nhận được!
  • Trí thức cận thần và trí thức độc lập

    08/04/2014Giáp Văn DươngBài học lớn nhất mà chúng ta học được từ Nguyễn Trường Tộ chính là sự thất bại của ông trong việc kiến nghị những giải pháp canh tân đất nước với tư cách một trí thức. Từ đó thấy rằng, chỉ khi nào người trí thức tự giác tránh con đường cụt mang tên "Trí thức cận thần" để đi trên con đường mới - con đường trí thức độc lập, trí thức dấn thân - thì đất nước mới có thể tránh được nguy cơ trở thành "đất nước cận thần" và giữ được nền độc lập đúng nghĩa...
  • Đất đai, giáo dục và tự do

    14/12/2012Phạm Hồng SơnNăm 1215 tại Anh quốc một nhóm chủ đất đã hợp nhau lại bắt vua phải cam
    kết tôn trọng một số quyền tự do của họ, trong đó, đương nhiên, có quyền
    định đoạt, sở hữu về đất và các lợi tức từ đất. Cam kết đó có cái tên
    Latin rất nổi tiếng: Magna Carta (Đại Hiến chương 1215). Tinh thần tự do
    cho đất, độc lập với kẻ cầm quyền của Magna Carta, dù phải trải qua rất
    nhiều thử thách, đã được duy trì và bảo tồn cho tới tận ngày nay...
  • Độc lập và Chủ quyền

    11/09/2011Phùng NguyênNhân ngày Quốc khánh đánh dấu Tết Độc lập lần thứ 66, các nhà nghiên cứu cùng Tiền Phong trao đổi về độc lập và chủ quyền dân tộc trên cả 3 lĩnh vực lãnh thổ - lãnh hải, kinh tế và văn hóa.
  • Hoài bão suốt đời của Bác là Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc

    31/07/2011Hoàng TùngBác từng nói, hoài bão lớn nhất của Bác là “dân tộc Việt Nam được độc lập, nhân dân được tự do, mọi người đầu có cơm ăn, áo mặc, đều được học hành”. Để lái con tàu cách mạng Việt Nam đi đến mục tiêu ấy Bác đã phải vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh, mất mát. Cuộc trò chuyện mà ông Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban tuyên huấn Trung ương, người nhiều năm liền được làm việc bên Bác, dành cho báo Pháp luật TP. HCM phần nào nói lên sự vĩ đại của Người...
  • Nhân ngày Tết độc lập, nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc

    05/09/2010Trung NgônCó lúc, với không ít người, bản sắc văn hóa dân tộc là điều gì đó xa vời, không thiết thực. Cứ như là câu chuyện chung chung của những người khác, của thế hệ khác, sau này. Nhưng bây giờ thì “cuộc xâm lăng văn hóa” đã xộc đến từng vùng quê, gõ cửa từng nhà, gây bao nông nỗi cho những con người, những số phận...
  • Có nên để “cái hùng” thành một phạm trù mỹ học độc lập hay không?

    19/04/2010Cao Huy ĐỉnhVề vấn đề thuật ngữ, hiện nay có hiện tượng chúng ta thường dịch những thuật ngữ của mỹ học tư sản nói riêng hay của mĩ học phương Tây ra từ của ta rồi căn cứ vào đó mà “đả kích” lại những thuật ngữ ấy. Bởi chưng chúng ta dùng cái chữ mà bản thân nó khó xác định nên dễ gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi nhưng kết quả cuối cùng thì không đi tới đích...
  • xem toàn bộ