“Tôi và chúng ta”...

01:01 CH @ Thứ Hai - 29 Tháng Tám, 2016

Đó là chuyện và kịch xưa, đã cách đây gần 30 năm, nhưng mỗi khi ngẫm lại thấy vẫn còn mang ý nghĩa nhân văn...

Những người thuộc thế hệ 7X trở về trước chắc hẳn đều nhớ và biết đến vở kịch nổi tiếng “Tôi và chúng tacủa nhà viết kịch, nhà thơ tài hoa Lưu Quang Vũ. Vở kịch của ông được sáng tác, dàn dựng nhiều lần và trở nên nổi tiếng ở những năm 80 của thế kỷ trước, bởi nó phản ánh sự đấu tranh giữa sự bảo thủ về tư duy, nhận thức của một số người trong việc hướng tới sự đổi mới của một tập thể trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn của thời kỳ bao cấp.


Cố nghệ sĩ Trần Vân vai Hoàng Việt trong vở “Tôi và chúng ta” của Đoàn kịch Hà Nội. (Ảnh tư liệu)

Có thể nói, “Tôi và chúng ta” của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã phê phán trực diện những “cái tôi” cứng nhắc, lạc hậu nhưng đầy mưu mô, ngoan cố trì hoãn sự đổi mới “dám nghĩ, dám làm” của những người thấy được sự trì trệ, kém hiệu quả của một cơ chế không còn phù hợp, cần được thay đổi, cần có nhiều “chúng ta” hơn để hướng tới một phương thức hoạt động mới có hiệu quả, đem lại quyền lợi, hạnh phúc cho mọi người.

Đó là chuyện và kịch xưa, đã cách đây gần 30 năm, nhưng mỗi khi ngẫm lại thấy những “cái tôi” giữa “chúng ta” vẫn còn mang ý nghĩa nhân văn. “Cái tôi” vẫn tồn tại trong không ít người và sự khát khao khẳng định nó của một số ít người trong xã hội tràn ngập thông tin như hiện nay càng nhức nhối, đặc biệt trong giới trẻ.

Với con người, khi còn trẻ thì sự khát khao, mơ ước luôn cháy bỏng. Thế nhưng, nếu những khao khát và mơ ước đó là những cống hiến, dựng xây cho một xã hội lành mạnh, văn minh thì đó là điều đáng quý và trân trọng. Nhưng nếu ngược lại, sự chành chọe mong nổi tiếng bằng sự khẳng định “cái tôi” kệch cỡm, mù quáng, thậm chí không thèm quan tâm đến dư luận, cũng không thèm biết đến hậu quả như sự kiện “bà Tưng”, hay một số người trong giới hoạt động nghệ thuật, và đặc biệt là những thanh niên mặt còn hơi sữa nhưng lại sẵn sàng giết chết mạng người vì mâu thuẫn, cướp giật. Những người đó chắc nghĩ rằng, “cái tôi” đơn giản là làm những gì mà mình thích khi muốn, là thể hiện cá tính khác thường trong một môi trường sống đã quá bình thường.

Tuy nhiên, phê phán “cái tôi” cũng không phải là sự đánh đồng về bản chất. Trong một số lĩnh vực như nghệ thuật, thể thao, có lúc cần một “cái tôi” mạnh mẽ, sáng tạo để làm nên sự khác biệt, góp vào hiệu quả chung của một tập thể. Đó là những lúc “cái tôi” của một số ít người có khả năng, năng khiếu thiên bẩm, được đánh giá đúng giá trị, được coi trọng và được ngợi ca.

Mặc dù vậy, nếu “cái tôi” mà không vì tập thể, vì sự tiến bộ… thì nó sẽ trở nên lạc lõng và đương nhiên sẽ không được cộng đồng và xã hội chấp nhận.


Vở “Tôi và chúng ta” với nhân vật chính có nguyên mẫu là ông Tạ Đình Đề. (Ảnh tư liệu)

Trong những ngày qua, cả nước đều biết đến và cảm động trước những tấm gương quên mình cứu người, nhường sự sống của mình cho người khác từ lời kể của những nạn nhân vụ chìm tàu ở Cần Giờ. Họ cùng đi trên một chuyến tàu định mệnh, cùng làm trong một công ty, cùng là những người bạn đã có một thời gian gắn bó trong cuộc sống và công việc. Như lời họ kể, lúc bình thường thì những tình cảm chỉ là sự quý mến, nhưng khi gặp nạn mới biết đến sự nhường nhịn nhau từng chiếc áo phao cứu hộ, từ một hành động “người khỏe thì che chắn sóng gió cho người yếu, phụ nữ”, rồi nhường cho nhau cả sự sống, mới thấy trân trọng, nghẹn ngào.

Đó là những người lớn. Còn đối với một em học sinh cấp 3 như Nguyễn Văn Nam ở Đô Lương (Nghệ An) hy sinh thân mình để cứu 5 em nhỏ bị đuối nước trên dòng sông Lam, thì hành động dũng cảm của em thực sự là tấm gương sáng để mọi học sinh, thanh niên noi theo.

Bên cạnh những “cái tôi” kệch cỡm, mù quáng thì những tấm gương và hành động tốt đẹp vẫn hiện hữu trong cuộc sống chúng ta. Để có được những hành động đẹp ấy, thì sự giáo dục, nhận thức của mỗi con người là điều cơ bản. Cuộc sống là thứ quý giá nhất không có gì so sánh được. Vậy nếu đem sự sống của mình dâng cho người khác thì những người đó thực sự là những anh hùng bình dị nhất, đáng quý nhất, phải có một tấm lòng hồn hậu, một tâm hồn trong sáng, một nhận thức “mình vì mọi người”, mà để có được nó thì không chỉ có sự quan tâm, giáo dục của nhà trường, xã hội, mà cả trách nhiệm của mỗi một gia đình.

Từ nhận thức đến hành động là cả một quá trình tiếp nhận, sàng lọc, chuyển đổi về cách nghĩ đến cách làm, mà giáo dục và rèn luyện là nhân tố chính, để những “cái tôi” không mãi lạc lõng giữa “chúng ta”.

Nguồn:VOV Online
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Cái tôi" dưới sự nhào nặn của truyền thông đại chúng

    04/08/2019Nguyễn Thu GiangTheo quan sát của tôi, hiện nay, hễ đã nói về “cá tính riêng” của giới trẻ thì y như rằng, người ta lại kèm theo một tiếng thở dài - như thể thời cuộc đã xoay vần đến độ chúng ta buộc phải chấp nhận giới trẻ, dẫu biết rằng họ thật là nông cạn. Treen đà ấy, nhận định “cái tôi” (dù để phê phán hay ngợi khen) thường nhanh chóng rơi vào lĩnh vực đạo đức học, vì hầu hết đều đặt “cái tôi” trong thế đối lập với Cái Tập thể hoặc Cái chung.
  • Ba, bảy cái tôi

    26/07/2019Đức UyCái bí ẩn trong bản thân từng người thuộc loại bí ẩn khó khám phá nhất. Có lẽ một trong những lý do khiến người ta khó nhận thức được mình nhất vì cái “tôi”. Có những ba, bảy vẻ. Các nhà tâm lý học xác định rằng có thể nhìn cái “tôi” dưới những góc độ khác nhau...
  • Sự tha hóa của cái Tôi

    16/06/2019Nguyễn Trần BạtỞ một bộ phận lớn của thế giới là khu vực chậm phát triển, hiện tượng cái Tôi tha hóa xảy ra rất phổ biến. Vậy có mối liên quan nào giữa sự tha hóa này với trạng thiếu tự do không? Theo quan điểm của tôi, chính sự thiếu tự do đã khiến cho đời sống tinh thần của con người trở nên mất cân bằng và do đó tạo ra sự tha hóa của cái Tôi...
  • Cái tôi, thành công và thất bại

    07/01/2018Nguyễn Tất Thịnh- Cái Tôi hoà với cái Chúng ta làm cái Chúng ta mang bộ mặt người và cái Tôi trở nên có tầm vóc.
    - Đánh mất mình thì không giữ được Nhân – Không hiểu mình thì chẳng thấy được Thiên – Không bỏ công thì không dung được Địa...
  • Gồng mình với “cái tôi”, vì trống rỗng và bất tài?

    11/06/2017Nhà phê bình Nguyễn HòaNgười ta khó có thể phân biệt giữa bạt ngàn các nghệ sĩ được quảng bá và tự quảng bá trên hệ thống thông tin đại chúng thì đâu đích thực là “ngôi sao” tài năng, và đâu chỉ là “ngôi sao băng” lóe ngang qua “bầu trời nghệ thuật” rồi tắt ngóm?
  • Cái tôi to tướng và cái tập thể nhạt nhẽo

    10/04/2017Họa sỹ Phan Cẩm ThượngCái chủ nghĩa cá nhân vô lối này cũng đầy rẫy trong nghệ thuật, vì là một thứ không chết ai, nên cũng chẳng có một sự phê bình nào, và nhất là những cơ quan quản lý văn nghệ chỉ lo những gì sai đường lối. Thế là có vô số thứ nghệ thuật không sai đường lối nhưng tầm thường vô cùng trở thành thời thượng
  • Một chân lý đầy nghịch lý - về "cái tôi" của mỗi người...

    26/06/2016Trên đời, trong đời sống tâm linh cũng như trong đời sống chung với tha nhân, có một chân lý rất nghịch lý. Đó là càng tự đưa mình lên thì càng bị hạ xuống; và càng tự hạ mình xuống thì càng được đưa lên. Càng tự coi mình là nhỏ bé thì tâm hồn ta càng được bình an, càng dễ hạnh phúc, và ta càng trở nên vĩ đại trước Thiên Chúa và tha nhân; còn càng tự coi mình là vĩ đại thì ta dễ rơi vào bất an, đau khổ, và càng trở nên nhỏ bé trước Thiên Chúa và tha nhân.
  • Cái tôi – danh lợi

    11/06/2016Thu San Nguyễn Thế HùngCái tôi hạng cao là cái tôi biết sự đầy đủ của lợi, biết sự trường tồn của danh. Những người sở hữu cái tôi hạng cao biết vượt lên “cái tôi”, dẫn dắt và điều khiển được “cái tôi”, chứ không phải ngược lại.
  • "Cái tôi" của người Việt Nam qua một giai đoạn phát triển

    08/06/2016Những nghiên cứu về “cái tôi”, “tôi - không tôi”, “tôi - chúng ta”, “tôi - tôi”, cũng như tính cộng đồng và tính cá nhân đã được tiến hành trong lĩnh vực tâm lý học, nhưng đây mới chỉ là bước đi đầu tiên. Bằng phương pháp phân tích các cứ liệu ngôn ngữ(*), tác giả đã chỉ ra “cái tôi” - sự tự ý thức của mình trong quan hệ với người xung quanh. Qua đó, chúng ta cũng hiểu thêm về nhân cách người Việt...
  • Tôi và chúng ta

    25/09/2014Đức UyBây giờ ta trưởng thành, không ngây thơ ăn bột nhạt lại bảo mặn nhưng thấy người sắm quần bò cũng cố sắm, dù ít tiền. Nói chung, chúng ta luôn ảnh hưởng đến nhau một cách vô hình, nhiều khi không thấy. Bình thường không sao, nhưng thấy anh hàng xóm khuân bộ xa lông về, mình bỗng thấy phải sắm, tay sắm về chưa biết kê vào đâu. Thấy người ta sắm tủ ly về, có người cũng chạy vạy đi mua...
  • Cái tôi và cái ta

    20/08/2013Lê Tấn CôngThế hệ trẻ hiện nay thể hiện “cái tôi” bằng mọi cách. Việc thể hiện “cái tôi”, trước hết là phải cho mọi người thấy “cái tôi” đó khác với mọi người, không “đụng hàng” với bất cứ một ai khác.
  • Kịch "Tôi và Chúng ta"

    10/02/2012Lưu Quang VũTôi và chúng ta là vở kịch rất nổi tiếng của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, được sáng tác vào năm 1984 và nhiều lần được dàn dựng lại. Tôi và chúng ta ra đời trong những năm đất nước gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng, nên đã góp phần cổ vũ và dự báo phong trào đổi mới toàn diện đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ...
  • Đi tìm cái tôi đã mất

    29/05/2006Nguyễn KhảiTheo tôi đây là một tư liệu quý cần chia sẻ. Vậy xin trân trọng giới thiệu với mọi người. Hy vọng mỗi người sẽ tìm được cho mình những điều thú vị về nhà văn Nguyễn Khải và một thời “xã hội- văn học” Việt Nam...
  • Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay

    04/05/2006TS. Hoàng KimQuá trình thực thể sinh học - xã hội trở thành con người cũng là quá trình có sự kết hợp giữa tính cộng đồng và tính cá nhân, nói rộng hơn, là giữa tính xã hội và tính cá nhân. Triển khai nghiên cứu đề tài, các tác giả Viện Tâm lý học đã đặt nó trong bối cảnh của thời đại ngày nay, khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung mang tính toàn nhân loại...
  • Chiếc La Bàn mang tên cái Tôi

    19/04/2005Kim DungStephen R. Covey đã cho ra đời cuốn sách First Things First (Chiếc La bàn mang tên cái Tôi). Để giải quyết tận gốc rễ căn nguyên của căn bệnh trầm kha stress, ông nhấn mạnh chúng ta phải bắt đầu hành động theo định hướng của chiếc la bàn, cái giúp ta đi tới những giá trị thực thụ trong mỗi cá nhân thay vì chiếc đồng hồ quản thúc.
  • xem toàn bộ